Lõi cáp: các tao cáp sẽ xoắn quanh lõi cáp (định hình các tao cáp)
Tao cáp (strand): gồm nhiều sợi thép bện lại với nhau quanh sợi dây lõi trung tâm (core)
Bó cáp (cable): những tao cáp xoắn bện lại với nhau tạo thành bó cáp
II. ĐẶC ĐIỂM CÔNG DỤNG Với đặc điểm bền chắc, tiện lợi, dây cáp thép đã được sử dụng phổ biến trong nhiều lĩnh vực với nhiều chức năng như:
Cáp thép dùng trong nâng hạ: là cáp thép chống xoắn (hỗ trợ việc nâng hạ, di chuyển hàng hóa, vật dụng trên cao) hoặc dây cáp bấm chì (tạo sự gắn kết các móc nối của thiết bị nâng hạ với kiện hàng hoặc thiết bị có trọng lượng lớn)
Cáp thép dùng làm cầu treo dân sinh
Cáp thép dùng với mục đích neo giằng (thường dùng cáp thép mạ kẽm hoặc cáp lụa)
Cáp thép ứng dụng trong lĩnh vực khác: căng lưới che nắng, lưới chắn côn trùng,…
III. PHÂN LOẠI
Có 4 cách phân loại cáp gồm: theo số lần bện, theo cách bện, theo số lõi, theo bề mặt.
1. Phân loại theo số lần bện
Cáp bện đơn: các tao cáp được bện xoắn lại 1 lần, dùng để treo hoặc buộc
Cáp bện đôi:
Cáp bện ba: được bện từ cáp bện đôi
2. Phân loại theo cách bện
Cáp bện xuôi: chiều bện của các sợi thép trong tao cáp cùng chiều với chiều bện của các tao cáp quanh lõi (loại này tuổi thọ cao, mềm dẻo nhưng dễ bung ra và bị xoắn nếu để chùng)
Cáp bện ngược: chiều bện của các sợi thép trong tao cáp ngược chiều với chiều bện của các tao cáp quanh lõi. (loại này có độ cứng và tuổi thọ cao, không bị xoắn khi để chùng)
3. Phân loại theo số lõi
Cáp lõi mềm: lõi được làm từ sợi thực vật như sợi đay, gai,… loại lõi này có tác dụng giữ dầu mỡ để bôi trơn cáp, giúp cáp mềm dẻo dễ uốn cong.
Cáp lõi cứng: thường dùng để neo giữ, cố định vật, làm cáp cẩu hàng, cần trục
4. Phân loại theo phương pháp xử lý bề mặt
Cáp thép mạ kẽm: trên bề mặt cáp được mạ một lớp kẽm không gỉ, có màu trắng sáng.
Cáp đen (cáp không mạ): bề mặt cáp được phủ một lớp mỡ dầu mỏng để tránh oxi hóa trong quá trình sử dụng.