Dịch tả lợn Châu Phi (African Swine Fever – ASF) là một bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, do virus ASFV gây ra, với tỷ lệ chết lên tới 100% ở lợn nhiễm bệnh. Virus này không lây sang người nhưng lại rất dễ lây lan trong đàn lợn và gây thiệt hại lớn về kinh tế.
Dịch tả lợn gây ra thiệt hại nghiêm trọng cho ngành chăn nuôi lợn có thể chết hàng loạt trong thời gian ngắn, dẫn đến sụt giảm nghiêm trọng số lượng gây ảnh hướng đến kinh tế. Dịch bệnh còn gây tác động dây chuyền tới chuỗi cung ứng thực phẩm, nguồn cung cầu không ổn định khiến giá thịt lợn tăng vọt hoặc biến động thất thường.
Virus dịch tả lợn Châu Phi có khả năng lây lan rất nhanh qua nhiều con đường khác nhau. Một trong những con đường phổ biến nhất là tiếp xúc trực tiếp với lợn bệnh, xác lợn chết hoặc chất thải chăn nuôi bị nhiễm virus. Ngoài ra, virus còn có thể lây gián tiếp qua các vật trung gian như côn trùng (ruồi, muỗi, ve, bọ…). Dịch còn lan truyền qua các dụng cụ chăn nuôi không được sát khuẩn đúng quy định làm tăng nguy cơ phát tán mầm bệnh.
Côn trùng là một trong những tác nhân trung gian nguy hiểm trong việc phát tán virus dịch tả lợn Châu Phi. Dù không trực tiếp gây bệnh, nhưng chúng có thể mang mầm bệnh từ khu vực này sang khu vực khác thông qua tiếp xúc gián tiếp.
Khác với các vật trung gian khác, côn trùng rất khó kiểm soát bằng biện pháp thủ công. Phun thuốc hóa học thường không hiệu quả lâu dài và có thể ảnh hưởng đến đàn vật nuôi. Do đó, việc sử dụng lưới chắn côn trùng đang được xem là giải pháp chủ động và hiệu quả nhất hiện nay để hạn chế sự xâm nhập và lây lan dịch bệnh do côn trùng gây ra.
Một trong những giải pháp đơn giản để phòng ngừa dịch tả lợn nhưng mang lại hiệu quả rõ rệt là sử dụng lưới chắn côn trùng trong khu vực chuồng trại.
Với thiết kế mắt lưới nhỏ đa số chắn được hầu hết các loại côn trùng từ lớn đến nhỏ như ruồi, muỗi, ve, bọ chét,...mà vẫn đảm bảo độ thoáng khí và ánh sáng cần thiết cho chuồng trại.
So với các phương pháp truyền thống như phun thuốc hoặc dùng bẫy, lưới chắn côn trùng có hiệu quả bền vững, an toàn và không gây ô nhiễm môi trường chăn nuôi.
Với chất liệu nhựa hdpe nguyên sinh bền bỉ, lưới có độ bền cao không dễ mục nát, hay rách trong quá trình sử dụng độ bền lên đến 5 năm. Đặc biệt, chi phí đầu tư ban đầu không cao nhưng có thể sử dụng trong nhiều năm, giúp tiết kiệm đáng kể về lâu dài.
Việc kết hợp sử dụng lưới chắn cùng các biện pháp chăn nuôi an toàn sinh học khác như sát khuẩn, kiểm soát người ra vào, xử lý chất thải... sẽ giúp tạo ra một môi trường nuôi khép kín, giảm thiểu tối đa nguy cơ lây lan dịch tả lợn do côn trùng gây ra.
Việc lắp đặt lưới chắn côn trùng trong hệ thống chuồng trại đang ngày càng được áp dụng rộng rãi, không chỉ ở các trang trại lớn mà cả trong các mô hình chăn nuôi nhỏ lẻ.
Lưới chắn côn trùng được làm từ sợi cước nguyên sinh cao cấp, bền bỉ, chất lượng, sợi lưới phủ bóng chống tia uv làm hạn chế ánh nắng gay gắt ảnh hưởng xấu đến vật nuôi. Tuy nhiên lưới vẫn đảm bảo được ánh sáng tự nhiên đi qua, thông thoáng chuồng trại không gây bí bách, thoáng khí.
Thay vì phải thường xuyên phun thuốc diệt côn trùng, người nuôi chỉ cần đầu tư lưới chắn một lần và sử dụng trong nhiều năm. Điều này giúp tiết kiệm đáng kể chi phí, giảm công lao động và hạn chế ảnh hưởng của hóa chất lên vật nuôi.
Tạo môi trường nuôi ổn định, ít dịch bệnh giúp đàn lợn sinh trưởng nhanh, ít hao hụt, giảm thời gian xuất chuồng. Điều này trực tiếp nâng cao hiệu quả kinh tế cho người chăn nuôi.
Để lưới chắn côn trùng phát huy tối đa hiệu quả trong phòng ngừa dịch bệnh, cần chú ý lựa chọn đúng loại lưới và lắp đặt đúng kỹ thuật:
Nên chọn loại từ 25 mesh trở lên để có thể ngăn được cả muỗi và ruồi nhỏ. Nếu khu vực có nhiều ve, bọ chét, nên chọn loại 50 mesh để chắn tối đa các loại côn trùng.
Nên ưu tiên lựa chọn loại lưới có chất liệu từ sợi cước nguyên sinh hdpe, có phủ bóng chống tia uv, bền bỉ, chịu được thời tiết tốt, dễ dàng vệ sinh, chất liệu này giúp lưới có độ bền cao, tiết kiệm được chi phí bảo trì và tái sử dụng
Lưới màu trắng thường giúp tăng khả năng quan sát bên trong, đồng thời ít hấp thụ nhiệt hơn so với lưới màu tối.
Bên cạnh việc sử dụng lưới chắn côn trùng để ngăn chặn vật trung gian truyền bệnh, cần kết hợp thêm nhiều biện pháp an toàn sinh học khác để phòng ngừa dịch tả lợn hiệu quả như phun thuốc diệt côn trùng,...
Cần khử trùng cho chuồng trại, kiểm soát các vật dụng sử dụng cho heo, đảm bảo nguồn thức ăn và nước uống sạch sẽ, và không bị nhiễm bẩn.
Ngoài ra cần theo dõi kiểm tra sức khỏe lợn định kỳ để phát hiện những bất thường của vật nuôi, cách ly tránh lây lan.
Lưới chống côn trùng hiện nay có nhiều loại khác nhau, phù hợp với từng mục đích sử dụng cụ thể. Về chất liệu, phổ biến nhất là chất liệu từ nhựa hdpe và sợi lưới pha bột đá, mỗi loại đều có ưu điểm và khác biệt riêng về độ bền và giá, khả năng chống ăn mòn và hiệu quả ngăn côn trùng.
Xét theo ứng dụng, lưới có thể được sử dụng để chắn côn trùng cho cửa sổ, ban công trong nhà ở hoặc dùng trong nông nghiệp để bảo vệ cây trồng, trong chăn nuôi để phòng ngừa dịch bệnh từ vật trung gian truyền nhiễm.
Lưới còn được phân loại theo mật độ mắt lưới 18 mesh, 25 mesh, 32 mesh hoặc 50 mesh sẽ tùy theo kích thước côn trùng cần ngăn chặn và mục đích sử dụng. Ngoài ra, người dùng có thể lựa chọn lưới theo khổ rộng (2m, 3m, 4m, 5m hoặc 6m) và màu sắc phù hợp, phổ biến nhất là màu đen và trắng.
Công ty TNHH Lưới Mạnh Phát tự hào là đơn vị chuyên cung cấp các loại lưới chống côn trùng và các loại lưới nông nghiệp chất lượng hàng đầu đáp ứng đầy đủ mọi yêu cầu của khách hàng.
Sản phẩm tại lưới Mạnh Phát được sản xuất trực tiếp từ xưởng đảm bảo giá thành tốt đi đôi với chất lượng sản phẩm, không qua trung gian.
Lưới Mạnh Phát đa dạng phân loại, kích thước phù hợp với mọi mục đích sử dụng.
Hỗ trợ vận chuyển tiện lợi trên toàn quốc, tiết kiệm thời gian cho khách hàng.
Chính sách bảo hành và đổi trả linh hoạt: Mạnh Phát luôn đặt sự an tâm của khách hàng lên hàng đầu.
Nếu bạn đang cần mua lưới chống côn trùng chất lượng, hãy liên hệ với Mạnh Phát ngay để được tư vấn và hỗ trợ.
Hotline/Zalo: 0974823334 - 0918765618
Địa chỉ Hà Nội: Số 50 Ngõ 81 đường Nghĩa Lộ, Tổ 5, Yên Nghĩa, Hà Đông, Hà Nội
HCM: Số 119 Thới Tam Thôn 15, Thới Tam Thôn, Hóc Môn, TP.HCM
Email: Tongkhomanhphat@gmail.com
Tác giả: Nguy?n demo quan ly